Tết Đoan Ngọ - Còn được gọi là Tết nửa năm, tính theo lịch cổ đại.
Đây cũng là thời điểm Thiên Địa Giao Thái Cửu Độc Nhật. Vì vậy tháng 5 âm lịch hàng năm, các loại cô trùng, sâu bọ, độc, tà trong trời đất phát tác rất mạnh. Từ xa xưa, các cụ đã rất sợ tiết khí này.

Chuyện kể rằng, vào một năm nọ, khi mùa màng bội thu, con người vui mừng khôn tả. Thì bỗng dưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm Cơm Rượu là một loại cơm gạo nếp lên men, còn được gọi là Rượu nếp và một vài loại trái cây chua chát... để dâng cúng Chư thần, Tiên Tổ...
Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ"
Tóm gọn lại:
Đây là một tập tục truyền thống của người Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.. bắt nguồn từ câu chuyện về một vị TIÊN ÔNG đã chỉ dạy cho người dân cách cúng tế để trừ hại sâu bọ tiêu diệt mùa màng.
Cuộc sống ngày càng phát triển, con người không chỉ làm nông nghiệp mà còn kinh doanh sản xuất và buôn bán, nên ngày Tết Đoan Ngọ còn mang ý nghĩa trừ các độc tà trong trời đất tích tụ vào tiết này.
Và con người vẫn xem ngày này là ngày diệt tà, trừ ác... bằng các nghi thức cầu cúng với lễ vật đặc biệt không thể thiếu đó là RƯỢU NẾP.
🌾 Mâm lê của tôi đây, đơn giản vô cùng nhưng đủ đầy vô cùng, phải không ạ?!