NGHỆ THUẬT SƠN MÀI “XỨ CHÙA VÀNG” – THÁI LAN

NGHỆ THUẬT SƠN MÀI "XỨ CHÙA VÀNG" – THÁI LAN

Châu Á là xứ sở của sơn mài, mỗi quốc gia đều gây dựng một nền văn hóa, mĩ thuật riêng biệt cho loại hình nghệ thuật kì công bậc nhất này. Ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản thì sơn mài vừa gắn bó với đời sống qua những sản phẩm thủ công mĩ nghệ, còn ở Thái Lan sơn mài gắn bó nhiều hơn với đời sống tâm linh và các sản phẩm thủ công mĩ nghệ. Sơn mài ở Thái Lan gắn với "Nghệ thuật Sơn mài và mạ vàng" là một trong những nghề thủ công cao nhất, gắn với đời sống quý tộc và các sản phẩm tinh xảo.

Trong gia đình mười nghệ nhân Thái Lan cách đây 400 năm cũng có những mẫu thiết kế được vẽ bằng sơn (chiết xuất từ nhựa cây). Sau khi tạo bề mặt nhẵn, phẳng từ lớp sơn, người nghệ nhân sẽ vẽ các hoa văn, họa tiết rồi khi khô sẽ rửa để loại bỏ các chi tiết và vàng thừa, hiện lên bức tranh hoàn chỉnh, nghệ thuật này gọi là Lai Rôt Nam – Sơn mài mạ vàng". Đặc tính của sơn Thái Lan đó là có độ trong và rất cứng, màu lên sẽ tối hơn so với sơn cánh gián của Việt Nam. Ở Thái Lan, sơn mài chưa được khai thác với các màu sắc khác mà chỉ có ứng dụng thếp vàng mà thôi. Theo nghiên cứu, sơn mài Thái Lan được du nhập từ Trung Quốc qua con đường giao thương, buôn bán. Các sản phẩm sơn mài chủ yếu phục vụ cho hoàng gia và chùa chiền với các họa tiết tôn giáo: hoa lá, các vị thần, Phật…

 "Đẹp vàng son, ngon mật mỡ" - Trong sơn mài, vàng lá là một nguyên liệu quan trọng và đắt đỏ, cũng vô cùng "khó chiều" bởi người họa sĩ sẽ phải nghiên cứu kỹ lưỡng khi sử dụng vàng trong tác phẩm cho từng công đoạn: làm lớp lót bên dưới, vẽ và làm đẹp chi tiết, tạo ánh sáng lấp lánh để hoàn thiện tác phẩm sơn mài… Đối với Thái Lan, vàng là nguyên liệu chính vừa là chất vừa là màu mang ý nghĩa chủ đạo, sơn mài của họ có nét đặc trưng rất riêng bởi dấu ấn văn hóa và cây sơn mang đặc trưng thổ nhưỡng bản địa…

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn